Trách Nhiệm Của Xã Hội Đối Với Phế Liệu Được Quy Định Như Thế Nào?

Phế Liệu hay ve chai là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Chúng được thu hồi để tái chế, dùng làm nguyên liệu sản xuất. Vì chúng được thu gom từ nhiều nguồn, từ sinh hoạt hằng ngày đến sản xuất nên mọi người đều phải có trách nhiệm với phế liệu. Vậy, trách nhiệm của xã hội đối với phế liệu như thế nào? Cùng tìm hiểu với Phế Liệu 247.

Căn cứ theo Nghị Định 38/2015/NĐ-CP Về Quản Lý Chất Thải Và Phế Liệu và Nghị Định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Nghị Định 38.

Điều 61. Trách Nhiệm Của Các Bộ, Cơ Quan Ngang Bộ

Trách Nhiệm Của Các Bộ, Cơ Quan Ngang Bộ

1. Trách Nhiệm Của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Nghị định này. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật;

b) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận việc nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm và quyết định điều chỉnh, bổ sung Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

c) Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc liên quan:

  • Danh sách các tổ chức được chứng nhận đánh giá sự phù hợp, chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận, chứng nhận, giám định được chỉ định để đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu;
  • danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp, cấp lại, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; danh sách các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vi phạm về bảo vệ môi trường;

d) Xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất bảo đảm phù hợp với Nghị định này. Hướng dẫn thực hiện các quy định được viện dẫn trong Nghị định này và khi các văn bản này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế theo quy định.

2. Trách Nhiệm Của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ:

Trách Nhiệm Của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Đối Với Phế Liệu

3. Trách Nhiệm Của Bộ Tài chính:

a) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan hướng dẫn các hãng tàu, đại lý hãng tàu và cơ quan liên quan khi khai thông tin tờ khai hải quan (E-Manifest) đối với phế liệu nhập khẩu phải có đầy đủ thông tin và các hồ sơ, tài liệu kèm theo phế liệu nhập khẩu quy định tại Nghị định này. Tổng hợp báo cáo tình hình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia theo chủng loại, khối lượng, hạn ngạch nhập khẩu còn lại, chất lượng phế liệu… sau khi thông quan từng lô hàng phế liệu nhập khẩu;

b) Kịp thời phát hiện và phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, ngành có liên quan ngăn chặn việc nhập khẩu phế liệu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường vào lãnh thổ Việt Nam. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan hải quan tổ chức xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền, thuộc phạm vi quản lý của mình;

c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu giấy phế liệu, nhựa phế liệu để sơ chế và bán lại phế liệu hoặc sản xuất ra bột giấy tái chế thương phẩm, hạt nhựa tái chế thương phẩm trái quy định của Nghị định này.

4. Trách Nhiệm Của Bộ Công Thương:

Trách Nhiệm Của Bộ Công Thương

5. Các Bộ:

Giao thông vận tải. Công an, Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan, căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện Nghị định này.

Điều 62. Trách Nhiệm Của Ủy Ban Nhân Dân Cấp Tỉnh

1.Ủy Ban Nhân Dân Cấp Tỉnh Nơi Tổ Chức, Cá Nhân Đặt Nhà Máy, Cơ Sở Sản Xuất Sử Dụng Phế Liệu Làm Nguyên Liệu Sản Xuất:

a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu và sử dụng làm nguyên liệu nhập khẩu sản xuất trên địa bàn;

b) Trường hợp cần thiết, ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn;

c) Định kỳ báo cáo về công tác quản lý nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo Mẫu số 11 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 3 của năm tiếp theo.

2.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cửa khẩu nhập phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu và cơ quan hải quan cửa khẩu xử lý các lô hàng phế liệu nhập khẩu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”

Điều 63. Trách Nhiệm Của Tổ Chức, Cá Nhân Nhập Khẩu Phế Liệu

Trách Nhiệm Của Tổ Chức, Cá Nhân Nhập Khẩu Phế Liệu

1.Tuân Thủ Các Quy Định Về Bảo Vệ Môi Trường Trong Nhập Khẩu Phế Liệu.

2.Đối Với Tổ Chức, Cá Nhân Nhập Khẩu Và Sử Dụng Phế Liệu Nhập Khẩu Làm Nguyên Liệu Sản Xuất Phải:

a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu quy định trong Giấy xác nhận;

b) Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở của mình theo quy định tại Nghị định này;

c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp;

d) Hàng năm, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải hoàn thành báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu đã nhập khẩu trong năm và các vấn đề môi trường liên quan theo Mẫu số 12 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở sản xuất để tổng hợp, báo cáo; đồng thời gửi cơ quan đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

3.Đối Với Tổ Chức, Cá Nhân Nhập Khẩu Phế Liệu Để Thử Nghiệm Làm Nguyên Liệu Sản Xuất Phải:

a) Nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm quy định trong Giấy xác nhận;

b) Sử dụng toàn bộ số lượng, khối lượng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất tại cơ sở của mình;

c) Phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý phù hợp;

d) Báo cáo về việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất. Văn bản theo Mẫu số 13 Phụ lục VI Mục III. Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.Chịu trách nhiệm trước pháp luật

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Phối hợp với hiệp hội ngành nghề thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí xử lý phế liệu nhập khẩu vi phạm theo quy định tại Nghị định.

Trách Nhiệm Của Phế Liệu 247 Trong Kinh Doanh Phế Liệu

Trách nhiệm của xã hội đối với phế liệu là của tất cả mọi người. Phế Liệu 247 tự cảm thấy đây là trách nhiệm cao cả. Chúng tôi là đơn vị đi đầu về thu mua phế liệu trên toàn quốc. Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển, Phế Liệu 247 luôn hoàn thành tốt quy định pháp luật. Tìm hiểu và thực thi đúng với những quy định mới, quy định bổ sung. Hơn nữa, Phế Liệu 247 luôn đáp ứng tốt những trách nhiệm xã hội. Đó là bảo vệ môi trường, an toàn lao động. Tạo công việc cho người lao động, tái tạo cảnh quan đô thị.

Về hoạt động kinh doanh, hiện tại Phế Liệu 247 đang làm trên lĩnh vực:

  • Mua bán phế liệu
  • Vận chuyển và xử lý chất thải
  • Tái chế phế liệu, chất thải
  • Tiêu hủy hàng hóa, nguyên liệu, thiết bị
  • Thu mua hàng thanh lý
  • Phá dỡ công trình, nhà xưởng
  • Thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ

Đến với Phế liệu 247, quý khách hàng sẽ nhận được lợi ích:

  • Năng lực thu gom khắp các tỉnh thành trên toàn quốc
  • Năng lực vận chuyển và xử lý hàng phế liệu, chất thải trên toàn quốc
  • Năng lực tài chính đáp ứng mọi mức độ quy mô, số lượng, loại hàng hóa
  • Bảng giá thu mua phế liệu 2020 cao nhất thị trường
  • Thu mua tận nơi cân cơ sở có hàng phế liệu
  • Dịch vụ thu mua và tư vấn hỗ trợ 24/7. Chi tiết xin liên hệ 1900 6891

Trách nhiệm của xã hội đối với phế liệu cần thực hiện một cách nghiêm túc. Đó cũng là phương châm hoạt động của chúng tôi.

About Manager

Đứng ở vị thế là một cơ sở thu mua phế liệu hàng đầu, CÔNG TY CỔ PHẦN 247G VIỆT NAM trong quá trình hoạt động suốt một thập kỷ qua đã thực hiện thu mua, xử lý và tái chế phế liệu thân thiện với môi trường. Các sản phẩm bao gồm các phế liệu gia dụng, phế liệu công nghiệp hay phá dỡ các công trình, chúng tôi đều có thể xử lý an toàn, sạch sẽ theo đúng quy trình và tuân theo đúng luật pháp.
Với các đầu dịch vụ thu mua phế liệu uy tín trải dài trên khắp các tỉnh thành đất nước, Phế liệu 247 luôn mong muốn lại giá trị, lợi nhuận cho khách hàng của mình theo nhiều cách khác nhau từ các sản phẩm đã cũ...
Phế liệu 247 – lựa chọn hàng đầu cho các nhà cung cấp phế liệu. Sứ mệnh của chúng tôi là phải luôn nỗ lực để đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về dịch vụ, tính toàn vẹn, hiệu quả chi phí và mối quan tâm đối với môi trường để xây dựng mối quan hệ trọn đời với các nhà cung cấp và quý khách hàng.

Hotline