Nhôm có phải là kim loại lưỡng tính không? Tính chất hóa học của nhôm và tính chất vật lý của nhôm thể hiện như thế nào? Tính lưỡng tính của các hợp chất của nhôm được thể hiện ra sao trong các phản ứng hóa học?
Tóm tắt nội dung
Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng tác dụng với dung dịch axit, vừa có khả năng tác dụng với bazo. Ví dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2 H2O
Tính chất hóa học của nhôm và hợp chất của nó có vài điểm đặc biệt. Hợp chất của nhôm Al2O3, Zn(OH)2,…đều là các chất có tính lưỡng tính. Nói rằng chất có tính lưỡng tính tác dụng được với axit và bazơ. Vậy nói ngược lại, chất tác dụng với axit và bazơ là chất có tính lưỡng tính có đúng không? Điều ngược lại này là không đúng. Chất có tính lưỡng tính khi tác dụng với axit hoặc bazơ gây ra phản ứng trung hòa. Nhưng nhiều loại hợp chất khi tác dụng với axit hoặc bazơ không gây ra phản ứng trung hòa. Ví dụ như:
CuCl2 + H2SO4 → CuSO4 + 2HCl
CuCl2 + 2NaOH →2NaCl + Cu(OH)2
Như vậy, nhôm tan được trong dung dịch axit và dung dịch bazo. Tính chất hóa học của nhôm như vậy thì nhôm có thể hiện tính lưỡng tính không? Như đã nó ở trên, chất có tính lưỡng tính có thể tác dụng được với dung dịch axit và bazo. Nhưng chất tác dụng được với dung dịch axit và bazo chưa chắc là chất có tính lưỡng tính. Nhôm chỉ có một tính duy nhất là tính kim loại. Theo đó, nhôm không mang tính lưỡng tính.
➤ A. Vô Cơ
➤ B. Hữu cơ
Nhôm là kim loại có tính khử mạnh. Nó dễ bị oxi hóa thành ion Al3+. Ta có: Al → Al3+ +3e. Vậy nhôm có thể phản ứng với chất nào?
Nhôm có thể tan trong dung dịch nào? Liệu tất cả các dung dịch axit đều hòa tan được kim loại này?
a) Với H+ (HCl, H2SO4 loãng…)
Al phản ứng dễ dàng → muối + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
b) Tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh: HNO3 loãng hoặc đặc, H2SO4 đậm đặc
Nhôm tác dụng với HNO3
M + HNO3 → M(NO3)n + {NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3} + H2O
Ví dụ:
Al + 6HNO3 đặc, nóng → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Nhôm tác dụng với H2SO4 đặc, nóng
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
* Lưu ý: Al thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. Vì vậy có thể dùng bình nhôm để chứa hay chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
Al tham gia phản ứng dễ dàng với các dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2
Cơ chế phản ứng (thứ tự xảy ra phản ứng):
Trước tiên, Al tham gia phản ứng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 sinh ra là hiđroxit lưỡng tính tan được trong dung dịch kiềm:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
* Lưu ý:
Nếu cho hỗn hợp Na, K, Ba, Ca và Al (hoặc Zn) vào nước dư, xảy ra các phản ứng:
2M + 2H2O → 2MOH + H2
MOH + H2O + Al → MAlO2 + 3/2H2
a) Tác dụng với oxi
Bột Al cháy trong không khí khi được đun nóng cho ngọn lửa màu sáng chói.
2Al + 3O2 → Al2O3
* Lưu ý:
b) Với các phi kim khác
Nhôm phản ứng được với các phi kim khác → muối.
Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
Khi đun nóng, Al tác dụng với bột S:
2Al + 3S → Al2S3
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt, trong đó, nhôm đóng vai trò là chất khử ở nhiệt độ cao. Vậy nhôm có thể khử những oxit nào ở nhiệt độ cao?
Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nhôm ở nhiệt độ cao
2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
Al không phản ứng với nước vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo màu trắng khi sinh ra sẽ bao kín bề mặt của Al kim loại. Ngăn cách không cho Al tiếp xúc với nước để phản ứng tiếp nữa. Do vậy, phản ứng này chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.
Al đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Phản ứng với muối nitrat trong môi trường kiềm:
8Al + 3NaNO3 + 5NaOH + 2H2O → 8NaAlO2 + 3NH3
Phản ứng với muối nitrat trong môi trường axit (giống phản ứng với HNO3):
Al + 4H+ + NO3– → Al3+ + NO + 2H2O
Nhôm hiện được ứng dụng rất nhiều trong ngành sản xuất và tiêu dùng. Những ứng dụng của nhôm và hợp kim nhôm khiến lượng nhôm khai thác hiện nay ngày càng nhiều. Do đó,trữ lượng nhôm trong tự nhiên đang dần cạn kiệt. Giải pháp tái chế, tái sử dụng nhôm phục vụ trong cách ngành nghề hiện đang là giải pháp được xã hội khuyến khích thực hiện. Để quý khách hàng dễ dàng theo dõi giá cả thu mua phế liệu nhôm, Phế Liệu 247 mang đến bảng giá nhôm phế liệu. Quý khách hàng có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến số 1900 6891 để được hỗ trợ tư vấn.
Copyright © 2018 PHELIEUGIACAO.VN. Design by VDO Software