Tìm Hiểu Về Phế Liệu Thu Hồi – Cách Xác Định Giá Trị Phế Liệu Thu Hồi

Những khái niệm như phế liệu thu hồi là gì? Hay những phế liệu thu hồi từ sản xuất sẽ giải quyết thế nào? Định khoản ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu, xem phức tạp đến mức nào nhé.

Tìm Hiểu Về Phế Liệu Thu Hồi - Cách Xác Định Giá Trị Phế Liệu Thu Hồi

Phế liệu thu hồi là gì?

Trước khi tìm hiểu đến những cái cao siêu, thì phải bắt đầu từ điều cơ bản chứ nhỉ?

Theo vi.wikipedia, phế liệu thu hồi là những vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất theo khái niệm lĩnh vực khoa học pháp lý. Và được viết trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005 đã định nghĩa tại Điều 3 khoản 13.

Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất

Đây là những phế liệu phát sinh trong quá trình sản suất. Cũng có thể là sản xuất của doanh nghiệp, hoặc quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Trong quá trình sản xuất, kế toán sẽ tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất. Theo từng đối tượng hạch toán chi phí hay đối tượng tính giá thành.

Tìm Hiểu Về Phế Liệu Thu Hồi - Cách Xác Định Giá Trị Phế Liệu Thu Hồi

Và kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất. Tính toán giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng). Hơn nữa, còn phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ. Và cung cấp tài liệu đó cho các phòng ban liên quan.

Định khoản phế liệu thu hồi từ sản xuất

Dưới đây là định khoản phế liệu thu hồi từ sản xuất, theo quy định của nhà nước:

Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hoá:

⇒  Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hoá, vật tư, lương thực,…

Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm:

⇒  Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu, doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, được xác định là đã bán trong 1 kỳ kế toán của doanh nghiệp. Và được dùng chủ yếu cho các ngành sản xuất vật chất: Công – nông – ngư – lâm nghiệp,..

Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ:

⇒  Dùng để phản ánh doanh thu, doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành. Đã cung cấp cho khách, và xác định đã bán trong kỳ kế toán. Chủ yếu dùng trong các ngành kinh doanh dịch vụ: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, kiểm toán,…

Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá:

⇒  Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước. Khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.

Tài khoản 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư:

⇒  Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư. Cũng như doanh thu bán, thanh lý bất động sản đầu tư.

Tài khoản 5118: Doanh thu khác:

⇒  TK này dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm. Doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu được trợ cấp trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác…

Phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ nhập kho

Việc này nhằm nâng cao hiệu quả của các ngành nghề sản xuất. Ở tại các quốc gia lớn (Mỹ, Singapore, Trung Quốc) Thì các loại giấy có nguồn gốc từ phế liệu thu hồi thanh lý TSCĐ nhập kho chiếm tỷ lệ khá cao. Ở Việt Nam còn mới nhưng cũng đang đẩy mạnh chiến lược này.

Xem thêm: Giá Thu Mua Phế Liệu Hôm Nay Bao Nhiêu Tiền 1Kg?

Phế liệu thu hồi là gì? Xác định giá trị phế liệu thu hồi

Tìm Hiểu Về Phế Liệu Thu Hồi - Cách Xác Định Giá Trị Phế Liệu Thu Hồi

Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

– Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (theo giá có thể thu hồi)

– Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Đối với trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà bán ngay. Kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, ghi giảm chi phí:

– Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)

– Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

– Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Hạch toán phế liệu thu hồi theo thông tư 200

Hạch toán phần thu từ hoạt động bán phế liệu

– Nợ TK 131, 111, 112….

– Có TK 511 (5118): Doanh thu khác

– Có  TK 333 (3331): Thuế GTGT  phải nộp nhà nước

Hạch toán giá vốn khi xuất phế liệu bán:

– Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

– Có TK 152: Phế liệu thu hồi đã nhập kho

Hy vọng với một vài thông tin hữu ích này, sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về phế liệu thu hồi, cũng như một số định khoản, hạch toáncách xác định giá trị phế liệu thu hồi,.. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

About Manager

Đứng ở vị thế là một cơ sở thu mua phế liệu hàng đầu, CÔNG TY CỔ PHẦN 247G VIỆT NAM trong quá trình hoạt động suốt một thập kỷ qua đã thực hiện thu mua, xử lý và tái chế phế liệu thân thiện với môi trường. Các sản phẩm bao gồm các phế liệu gia dụng, phế liệu công nghiệp hay phá dỡ các công trình, chúng tôi đều có thể xử lý an toàn, sạch sẽ theo đúng quy trình và tuân theo đúng luật pháp.
Với các đầu dịch vụ thu mua phế liệu uy tín trải dài trên khắp các tỉnh thành đất nước, Phế liệu 247 luôn mong muốn lại giá trị, lợi nhuận cho khách hàng của mình theo nhiều cách khác nhau từ các sản phẩm đã cũ...
Phế liệu 247 – lựa chọn hàng đầu cho các nhà cung cấp phế liệu. Sứ mệnh của chúng tôi là phải luôn nỗ lực để đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về dịch vụ, tính toàn vẹn, hiệu quả chi phí và mối quan tâm đối với môi trường để xây dựng mối quan hệ trọn đời với các nhà cung cấp và quý khách hàng.

Hotline