Làm đồ chơi từ phế liệu sẵn là một phương pháp dạy học hiệu quả để các bé có thể dễ dàng nhận biết được những con vật, đồ vật hay sự vật xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ cần những đồ dùng đơn giản như chai nhựa đã bỏ đi, tờ giấy in một mặt đã qua sử dụng, bút màu, vài cây kéo và keo dán đã có thể làm đồ chơi từ phế liệu vô cùng sáng tạo và gần gũi.
Tóm tắt nội dung
Đồ chơi là phương tiện học tập không thể thiếu trong mọi hoạt động sinh hoạt của trẻ tại nhà trường. Chúng thúc đẩy sự tò mò, tìm hiểu, nhận biết và nâng khiếu thẩm mỹ của trẻ. Với nguồn tài chính có hạn, các thầy cô cần phải cân nhắc để sử dụng chúng một cách hiệu quả sao cho vừa đáp ứng được theo yêu cầu dạy học vừa nằm trong ngân sách. Do đó, làm đồ chơi từ phế liệu sẵn có là một lựa chọn vô cùng hợp lý được các thầy cô áp dụng trong các buổi học. Chúng vừa thể hiện sự sáng tạo lại tiết kiệm chi phí, đồng thời giáo dục được trẻ trong việc bảo vệ môi trường sống hiện nay của con người.
Để hỗ trợ cho các giáo viên trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ và thêm phong phú danh sách những đồ dùng hiện có, Phế liệu 247 sẽ hướng dẫn các thầy cô làm đồ chơi từ phế liệu sẵn có.
Nhựa được coi là rác thải được thải ra mỗi ngày nhiều nhất chỉ đứng sau bao nilong. Vậy chúng cần bao nhiêu thời gian để có thể phân hủy hoàn toàn? Câu trả lời đó là bao nilong cần 100 năm để phân hủy hết. Trong đó rác thải xếp thứ hai là nhựa phải cần đến 450 – 1000 năm mới có thể hoàn toàn biến mất. Theo số liệu thống kê, hơn 50% lượng chai nhựa thải ra mỗi năm là đồ sử dụng một lần. Điều đó có nghĩa là hàng triệu tấn nhựa được vứt ra môi trường mỗi năm thì quá nửa trong số đó chỉ đem lại lợi ích trong vài giờ thậm chí là vài phút sử dụng, sau đó chúng hoàn toàn bị coi là đồ bỏ đi và tác hại của rác thải nhựa để lại là vô cùng khủng khiếp.
Làm đồ chơi từ phế liệu nhựa là một phương pháp hiệu quả để nâng cao thời gian sử dụng hữu ích của sản phẩm. Những đồ chơi được tạo ra có thể có đủ các kích cỡ tùy thuộc vào nhu cầu của từng hoạt động. Nó có thể là vui chơi ngoài trời hoặc trong không gian lớp học. Hình ảnh cầu chui ngộ nghĩnh dành cho trẻ và máy bay tí hon được các thầy cô sáng tạo trong chương trình hành động vì môi trường với chủ đề “Làm đồ chơi từ phế liệu” từ các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tên sản phẩm: Cầu chui làm từ phế liệu chai nhựa
Nguyên liệu chuẩn bị:
Các bước làm đồ chơi từ phế liệu nhựa thành cầu chui:
Bước 1: Cố định khung dọc và ngang của cầu chui đều nhau. Đặt không gian chiều rộng khoảng 1.5 mét, chiều cao 0,9 mét. Chú ý chiều dài của chai của chai để có khoảng cách thanh ngang hợp lý,
Bước 2: Bóc bao ngoài của chai, rửa sạch (nếu cần). Sơn mặt ngoài của chai với màu sắc tùy thích rồi để khô.
Bước 3: Cố định chai bằng keo dán cố định chuyên dụng. Chú ý cần phải xoay đầu đuôi chai khi chuyển sang hàng mới, mỗi hàng dọc xếp khoảng 25 chai.
Ứng dụng thực tiễn
Chỉ cần vài bước biến tấu đơn giản với những nguyên liệu sẵn có các bé đã có được một trò chơi vô cùng lôi cuốn lại tiết kiệm chi phí. Thay vì giới thiệu một cách nhàm chán trên giấy 2D, những vât dụng, phương tiện hay động vật đã được mô phỏng 3D gần đúng và chân thực trước mắt, kích thích sự hiểu biết và khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ.
Những tờ giấy A4 in một mặt và hộp xốp là những nguyên liệu dễ dàng có được để tạo ra hình mô phỏng các con vật trong tự nhiên. Giáo viên có thể cho trẻ cùng tham gia hoạt động tạo hình con vật mà các em yêu thích trên lớp bằng cách tổ chức cuộc thi theo nhóm, cuộc thi ai khéo tay nhất với hình mẫu được cung cấp. Một số hình ảnh làm đồ chơi từ phế liệu giấy, xốp và nhựa các giáo viên có thể tham khảo:
Tên sản phẩm: chuồn chuồn, bươm bướm đồ chơi
Nguyên liệu chuẩn bị
Các bước làm
Bước 1: In mô phỏng hình cánh chuồn chuồn, cánh bướm tùy thích lên giấy trắng, đặt lên giấy xốp cắt hoa và lấy đó làm khuôn để cắt theo hình dạng sẵn có.
Bước 2: Xếp cánh chuồn chuồn, cánh bướm đối xứng qua điểm giữa tay cầm của thìa sữa chua, sau đó dùng keo dán cố định lại.
Bước 3: Cố định râu và vẽ mắt
CD là loại phế liệu dễ dàng được sáng tạo thành nhiều loại đồ chơi. Đèn giao thông và biểu tượng cảm xúc là những đồ hay được sử dụng nhiều nhất để dạy về giao thông và biểu cảm con người. Làm đồ chơi từ phế liệu CD này là một phương pháp tương tác vô cùng hiệu quả giữa giáo viên và các học sinh trong lớp. Hoạt động này có thể cho bé vui chơi tự trải nghiệm nhận biết thực tế. Ngoài ra còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài giảng mới.
Nguyên liệu chuẩn bị: đĩa CD đã qua sử dụng, bút màu, giấy, keo dán, cán cầm
Các bước làm mặt cảm xúc và đèn giao thông từ phế liệu CD:
Bước 1: Dùng giấy in các biểu tượng có được từ máy tính
Bước 2: Dán các biểu tượng phù hợp với kích thước vào một mặt của đĩa CD, mặt còn lại dán giấy trắng.
Bước 3: Phát cho học sinh thực hiện tô màu và ghi tên các biểu tượng nhận được và mặt giấy trắng phía sau.
Chỉ cần vỏ hộp sữa chua uống proby là đã có thể biến tấu thành chú chim cánh cụt. Đồ chuẩn bị đơn giản, tốn ít thời gian tạo thành phẩm, an toàn khi sử dụng là những yếu tố phù hợp để làm đồ chơi từ phế liệu.
Những chú chim được làm từ phế liệu này có thể được sử dụng trong việc giảng dạy giới thiệu về các loài chim. Phân biệt chim cánh cụt và các loại khác; miêu tả, hình dung các bộ phận đặc trưng, kích thích thêm sự phát triển tư duy của trẻ. Ngoài ra làm đồ chơi từ phế liệu còn tăng vẻ đẹp không gian lớp học và giáo dục trẻ trong việc bảo vệ môi trường.
Nguyên liệu:
Các bước:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ phần trong ngoài, gỡ bỏ lớp nilong bên ngoài
Bước 2: Cắt xốp màu thành từng đoạn dài 7cm, rộng 1cm, cắt vát nhọn đối xứng ở 2 đầu
Bước 3: Dán đoạn xốp màu lên miệng lọ, chụm 2 đầu xốp lại để tạo mỏ chim
Bước 4:
Bước 5:
Làm heo con với nguyên liệu: hộp sữa chua ăn, xốp màu, keo dán.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Dán hai hộp sữa chua lại tạo thân
Bước 2:
Bước 3:
Trên là những cách Làm đồ chơi từ phế liệu sẵn có dễ tìm nhất trong cuộc sống hằng ngày. Mong rằng với hướng dẫn trên các bạn có thể linh hoạt sáng tạo và sử dụng trong thực tế.
Copyright © 2018 PHELIEUGIACAO.VN. Design by VDO Software